Tại Việt Nam hiện tại, nền công nghiệp đã và đang đóng góp phần lớn trong tỷ trọng nền kinh tế. Việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã giúp Việt Nam có thể nâng cao thương hiệu quốc gia và tạo ra nhiều công ăn việc làm chất lượng cho người dân. Trong bối cảnh đó, tỉnh Hưng Yên nổi lên như một thủ phủ công nghiệp của tương lai. Trong bài viết này, hãy cùng DTJ Industrial khám phá những lý do tại sao Hưng Yên sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp lớn trong tương lai, một điểm đến hấp dẫn để đầu tư bất động sản khu công nghiệp.
Một sự thật vui về Hưng Yên đó là đây là tỉnh bằng phẳng nhất Việt Nam, do không có núi và không có biển. Lại nằm ở giữa trung tâm khu vực (Huyện Tiên Lữ - phía Nam Hưng Yên là điểm trung tâm của Đồng bằng Sông Hồng), không khó có thể hiệu tại sao Hưng Yên sẽ là địa bàn được chú trọng về hạ tầng, giao thông.
Chúng ta hay có một câu, đó là “đường đi đến đâu, kinh tế đi đến đó”. Thực vậy, việc đầu tư hạ tầng giao thông sẽ mang lại nhiều lợi ích như tăng năng suất lao động của xã hội hay gia tăng chất lượng cuộc sống của người dân. Con người phải có trước, kinh tế mới có sau. Do đó, địa bàn tỉnh Hưng Yên sở hữu nhiều dự án giao thông trọng điểm như đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên, Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Đường Quốc lộ 5A, Đường nối 2 cao tốc Lý Thường Kiệt, Vành đai 4 Thủ đô và Con đường kết nối Di sản.
Hưng Yên còn đặc biệt hơn nữa vì đây là hướng di dân của triệu người dân đang sinh sống ở Hà Nội khi chốn Thủ đô càng ngày chật hẹp. Đi về phía Đông, không những chỉ có hạ tầng giao thông mới, các khu cao ốc và khu dân cư cao cấp như Ecopark Văn Giang hay Ocean City, cùng nhiều dự án đô thị mới mang đậm bản sắc và tính chất sinh thái của vùng đất màu mỡ này hứa hẹn sẽ mang lại những tiêu chuẩn sống tốt hơn về chất lượng môi trường và cảnh quan sinh thái.
Bên cạnh việc thuận lợi phát triển nông nghiệp và đô thị dịch vụ, tỉnh Hưng Yên từ lâu đã là một tỉnh công nghiệp phát triển. Trong thập kỷ qua, các KCN của tỉnh Hưng Yên, trong đó ba khu công nghiệp nổi tiếng của tỉnh là KCN Phố Nối A – một trong những KCN đầu tiên của tỉnh và có vị trí sát Hà Nội, KCN Thăng Long II – KCN có mật độ doanh nghiệp Nhật Bản tập trung cao nhất khu vực và KCN Phố Nối B – một trong số ít các KCN tiếp nhận đầu ra nước thải là cấp độ C đã đón hơn 270 dự án đầu tư từ nhiều nước trên thế giới với tổng mức đầu tư lên tới gần 6 tỷ USD. Ở những phần sau trong bài viết này, DTJ Industrial sẽ giới thiệu một Tổ hợp công nghiệp mới – một dự án mà sẽ làm gia tăng thương hiệu về phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên lên một tầm cao mới.
Từ ngày xưa, tỉnh Hưng Yên đã được ví von qua câu ca dao “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” vì vào thế kỷ 17, nơi đây là một trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị, là cửa ngõ phía Đông của kinh thành Thăng Long và Phố Hiến (TP Hưng Yên hiện tại) đã thu hút những thương lái, hay công ty thương mại quốc tế về đây sinh sống và đặt cơ sở kinh doanh. Với ý nghĩa đặc biệt đó, tỉnh Hưng Yên đã được đặc biệt chú trọng bởi TW trong những năm gần đây khi Đồng bằng Sông Hồng trở thành trọng tâm phát triển kinh tế.
TP Hưng Yên là trung tâm hành chính của tỉnh. Nơi đây vào thế kỷ 17 là Phố Hiến, một thương cảng hàng hóa quốc tế quan trọng bậc nhất của Đàng Ngoài.
Trong đoạn trước, chúng ta đã hiểu Hưng Yên có những đặc điểm riêng biệt gì để giúp cho việc thuận lợi phát triển kinh tế. Ở đoạn này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về tình hình phát triển công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên.
Thứ nhất là về các khu vực phát triển công nghiệp của tỉnh. Với KCN Phố Nối A là KCN nổi tiếng vì là những KCN đời đầu, có diện tích quỹ đất lớn và gần với trung tâm TP Hà Nội, khu vực Văn Lâm nơi KCN được đặt là địa bàn phát triển công nghiệp mạnh nhất với KCN lớn và nhiều CCN nhỏ. Huyện Yên Mỹ và Thị xã Mỹ Hào là hai địa bàn xếp sau về mức độ phát triển công nghiệp do có nhiều KCN, trong đó có KCN Thăng Long II và KCN Phố Nối B. Điểm chung của các khu vực này là có con đường 5A nối tới Hải Phòng đi qua.
Thứ hai về tỷ trọng vốn FDI trong nền công nghiệp của tỉnh. Tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 221 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký thực hiện 280 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.688 triệu đô la Mỹ. Các dự án đến từ 21 quốc gia, vùng lãnh thổ với Nhật Bản dẫn đầu với 141 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.534,7 triệu đô la Mỹ, chiếm 50,36% về số dự án và 62,14% tổng vốn đầu tư. Xếp sau Nhật Bản về số dự án lần lượt là Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc và Singapore.
Thứ ba là về ngành nghề. Do Hưng Yên là tỉnh công nghiệp giáp với Thủ đô Hà Nội nên từ lâu ở Hưng Yên đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng như may mặc, hóa chất tiêu dùng, vật liệu xây dựng dân dụng, thực phẩm – đồ uống, thiết bị gia dụng, nhãn mác bao bì, dược mỹ phẩm, vật tư tiêu hao và nội thất. Không những cung cấp được cho thị trường hơn 8 triệu dân của Thủ đô mà Hưng Yên còn có thể cung ứng được cho cả những thị trường tiêu dùng đang phát triển như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng hay Hà Nam.
Công nghiệp hỗ trợ cũng là một ngành đã và sẽ trở thành thương hiệu của tỉnh Hưng Yên. Trong KCN Thăng Long II có rất nhiều dự án về công nghiệp phụ trợ điện tử, cơ khí của các doanh nghiệp Nhật Bản hay trong KCN Phố Nối B cũng có nhiều nhà máy sản xuất phụ liệu dệt may hay các CCN và KCN Phố Nối A ở Văn Lâm có nhiều các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam sản xuất phụ trợ cho các nhà cung ứng cấp cao hơn. Với giao thông thuận tiện, từ Hưng Yên có thể dễ dàng cung ứng cho các vùng sản xuất công nghiệp như Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc hay Hải Phòng.
Một ngành thứ ba mà Hưng Yên phát triển đó là những sản phẩm công nghiệp phục vụ cho ngành nông nghiệp, ví dụ như máy nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi hay thuốc thú y. Đồng bằng Sông Hồng là vựa lúa lớn của đất nước. Trong tình trạng biến đổi khí hậu, chiến tranh khiến lương thực khan hiếm, việc phát triển nông nghiệp bền vững càng trở nên quan trọng hơn, khiến vị thế trong chuỗi cung ứng khu vực của Hưng Yên càng trở nên có ý nghĩa hơn.
Thứ tư là về tiềm năng phát triển trong tương lai. Như đã nói ở phần trước, Hưng Yên với vị trí lõi của khu vực, lại có địa hình đặc biệt bằng phẳng nên nơi đây sẽ được chú trọng phát triển hạ tầng thông minh. Land and Housing Korea, một Tập đoàn về hạ tầng đô thị - công nghiệp thông minh đã chọn nơi đây làm “đại bản doanh” với dự án BĐS công nghiệp đầu tay của mình là dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp KCN Sạch tại Tổ hợp công nghiệp Lý Thường Kiệt. Với xu hướng thu hút nguồn vốn đầu tư hạ tầng chất lượng cao về tỉnh, Hưng Yên chắc chắn sẽ trở thành mắt xích trung tâm của chuỗi cung ứng khu vực, là cầu nối giữa các vùng công nghiệp để tận dụng tốt hơn nguồn lực và tài nguyên của khu vực.
Bất động sản khu công nghiệp của một khu vực chỉ thực sự có giá trị cao và phát triển bền vững nếu nhu cầu về sản xuất công nghiệp là có thật. Hưng Yên định hướng trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, do đó, doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ không phải lo ngại giá trị tài sản của mình sẽ bị sụt giảm theo thời gian.
Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp trên đà phát triển mạnh mẽ, là vùng đất hứa của các nhà đầu tư khôn ngoan
(cập nhật 24/7/2023 – Theo Ban quản lý các KCN ở Hưng Yên tổng hợp)
Các dự án đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
Các dự án đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trong phần này của bài viết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các khu công nghiệp và cụm công nghiệp hiện đang hoạt động của tỉnh Hưng Yên.
Theo bản dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Hưng Yên 2021-2030, Hưng Yên sẽ được chia thành hai vùng kinh tế rõ rệt, với Phía Bắc sẽ phát triển công nghiệp – đô thị - dịch vụ với các khu vực phát triển công nghiệp và tiện ích đô thị - dịch vụ để phục vụ công nhân viên, người lao động trong khi đó khu vực Phía Nam sẽ tập trung phát triển giáo dục – du lịch – nông nghiệp theo mô hình sinh thái, tuần hoàn. Nơi đây cũng sẽ là trung tâm hành chính của tỉnh với TP Hưng Yên là đầu não. Do đó, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ tập trung ở phía Bắc là các huyện Văn Lâm, huyện Yên Mỹ, thị xã Mỹ Hào, Phía Bắc của huyện Ân Thi và Kim Động. Một số CCN được quy hoạch ở phía Nam để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng quy mô và độ tập trung thì không bằng phía Bắc.
Huyện Văn Lâm
Bản đồ vệ tinh (2023) các điểm phát triển công nghiệp huyện Văn Lâm
KCN Phố Nối A tọa tại địa bàn 2 huyện là Yên Mỹ, Văn Lâm và thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên. Đây là vị trí vô cùng thuận lợi bởi nó nằm ở km19, giáp Quốc lộ 5 và chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội 24km, sân bay Nội Bài 45km và cảng Hải Phòng 75km. Quy mô KCN này khá lớn, tổng diện tích là 688,94 ha, trong đó riêng diện tích đất công nghiệp cho thuê là khoảng 486 ha.
Các cụm công nghiệp trong địa bàn bao gồm: CCN Minh Hải, CCN Chỉ Đạo, CCN Minh Khai và CCN Lạc Đạo
Huyện Yên Mỹ - Thị xã Mỹ Hào
Bản đồ vệ tinh (2023) các điểm phát triển công nghiệp huyện Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào
KCN Dệt may Phố Nối thuộc địa bàn huyện Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên. KCN này giáp với khu giao nhau giữa quốc lộ 5 với quốc lộ 39. Ngoài ra, KCN cũng cách Hà Nội chỉ khoảng 28km, sân bay Nội Nài khoảng 50km, cách cảng biển Hải Phòng khoảng 73km. Điều này thuận lợi cho quá trình luân chuyển hàng hóa giữa các khu vực. Quy mô của KCN Dệt may Phố Nối không quá lớn, khoảng gần 122 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê là khoảng 93 ha. Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy của KCN là 100%.
Nằm ở địa bàn huyện Yên Mỹ và xã Mỹ Hào, Hưng Yên, đồng thời tiếp giáp với Quốc lộ 5, cách trung tâm thành phố Hà Nội, cảng Hải Phòng chỉ từ 30 – 70km, KCN Thăng Long II được đánh giá có nhiều lợi thế phát triển, thuận lợi di chuyển, phân phối hàng hóa giữa các tỉnh thành. Bên cạnh đó, quy mô KCN này cũng khá lớn, diện tích là 525,7 ha, tất cả đều đã được đầu tư và lấp đầy.
KCN Minh Quang tọa tại địa bàn xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. KCN nằm ở km32 quốc lộ 5 (tuyến đường Hà Nội – Hải Phòng), đồng thời cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35km, sân bay Nội Bài 58km và cảng Hải Phòng là 65km. Diện tích KCN này không lớn, chỉ 150 ha, trong đó riêng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 115 ha.
KCN Minh Đức cũng thuộc xã Mỹ Hào, Hưng Yên, ở bên cạnh KCN Minh Quang. Do đó, các lợi thế về vị trí địa lý, giao thông cũng tương tự như KCN Minh Quang. Quy mô KCN Minh Đức lớn hơn với tổng điện tích là 198 ha, trong đó đất công nghiệp cho thuê là 136 ha
Tiếp giáp với Quốc lộ 39A mới, cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ 32km, cảng Hải Phòng chỉ khoảng 75km, KCN Yên Mỹ được đánh giá là có lợi thế phát triển rất lớn. Được quy hoạch tại huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, KCN này có tổng diện tích là 280 ha, trong đó có 204 ha là diện tích đất công nghiệp cho thuê.
Trong cùng một tuyến đường với KCN Yên Mỹ, KCN Yên Mỹ II là KCN thứ 2 của tập đoàn Hòa Phát tại Hưng Yên, sau KCN Phố Nối A. KCN này có tổng diện tích là 313,5 ha trong đó có 221,83 ha là đất công nghiệp cho thuê.
Các cụm công nghiệp trong địa bàn bao gồm: CCN Đồng Than và CCN Phùng Chí Kiên.
Huyện Ân Thi – Huyện Kim Động
Bản đồ vệ tinh (2023) các điểm phát triển công nghiệp huyện Kim Động và huyện Ân Thi
Khu vực Huyện Ân thi và Huyện Kim Động là những địa bàn phát triển công nghiệp mới của tỉnh, khi mà dư địa đất công nghiệp của các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ và Thị xã Mỹ Hào đã chật chội. Với hạt nhân là Tổ hợp Công nghiệp và Đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt, khu vực này sẽ trở thành trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh và khu vực trong thời gian tới, cung cấp hàng nghìn héc-ta bất động sản khu công nghiệp tới thị trường.
Khu công nghiệp Số 5 được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Quyết định số 1411 ngày 18/08/2021. Dự án Khu công nghiệp (KCN) số 5 thuộc KCN và đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt có diện tích hơn 192 ha, nằm trên địa bàn xã Xuân Trúc, xã Quảng Lãng, huyện Ân Thi và xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động. Dự án tổng mức đầu tư là 2.385 tỷ đồng. Khu công nghiệp Số 5 khởi công vào giữa tháng 3/2023.
Khu công nghiệp Sạch là dự án của liên danh giữa chủ đầu tư đứng đằng sau KĐT Triệu cây xanh Ecopark Văn Giang và Tập đoàn hạ tầng đô thị công nghiệp nổi tiếng Hàn Quốc là LH Korea (Land and Housing Korea). KCN này là dự án đầu tay của tập đoàn này tại Việt Nam và hứa hẹn sẽ là thỏi nam châm thu hút chuỗi cung ứng của Hàn Quốc về tỉnh Hưng Yên.
Dự án CCN Phạm Ngũ Lão – Nghĩa Dân tọa lạc trên tuyến đường nối 2 cao tốc Lý Thường Kiệt. CCN có diện tích 75ha và thuộc địa bàn hai huyện Kim Động và huyện Ân Thi. CCN được xây dựng với tiêu chuẩn và mô hình sống kêt hợp làm việc theo phong cách Singapore. Đây là CCN hiện đại có nhiều tiện nghi cho cán bộ, công nhân viên.
CCN Kim Động – Đặng Lễ - Chính Nghĩa
CCN có diện tích 225 ha, bao gồm ba cụm nhỏ hơn là CCN Kim Động (75ha), CCN Đặng Lễ (75ha) và CCN Chính Nghĩa (75ha). Dự án nằm ở ngã tư của đường nối 2 cao tốc Lý Thường Kiệt với đường tỉnh kết nối 2 huyện Ân Thi và Kim Động. Đây là dự án đầu tiên của tập đoàn Kinh Bắc tại tỉnh Hưng Yên.
Cụm công nghiệp khác trong địa bàn bao gồm: CCN Vân Du – Quang Vinh.
Khu vực phía Nam tỉnh Hưng Yên bao gồm huyện Phù Cừ, huyện Tiên Lữ, huyện Khoái Châu và TP Hưng Yên không có những CCN hay KCN được hình thành nhưng trong dự thảo quy hoạch đến năm 2030, khu vực này cũng sẽ được đầu tư một số dự án bất động sản khu công nghiệp để phục vụ phát triển nông nghiệp - đô thị dịch vụ.
Hưng Yên hiện tại chưa phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021, mặc dù đã có dự thảo báo cáo tổng hợp. Để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, ngày 12 tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác do Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng. Đến thời điểm này, Sở KHĐT phối hợp với đơn vị tư vấn lập quy hoạch đã gửi trực tiếp hồ sơ thẩm định đến 19 bộ ngành đơn vị chức năng cùng với 9 chuyên gia là ủy viên phản biện QH tỉnh để báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, ý kiến thẩm định gửi về Bộ KH-ĐT trước ngày 28/7/2023 để chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng thẩm định dự kiến trình Thủ tường Chính phủ phê duyệt vào tháng 9 năm 2023.
Theo dự kiến đến năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 5.000 ha đất công nghiệp, 9.000 ha đất công nghiệp vào năm 2030.
Quy hoạch dự kiến các KCN của tỉnh Hưng Yên đến năm 2030
Khi tỉnh công bố quy hoạch được phê duyệt, DTJ Industrial sẽ tổng hợp và phân tích lại quy hoạch mới cho bạn đọc, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Hưng Yên tuy không có những sự phát triển đột biến nhưng mức tăng trưởng kinh tế luôn đều đặn ở mức 8% trở lên trong những năm vừa qua. Kể cả trong thời kỳ COVID, tỉnh Hưng Yên vẫn chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng. Vị trí trung tâm, mật độ dân số cao, khí hậu ôn hòa không bị hứng chịu thiên tai, đất đai phì nhiêu do được bồi đắp bới Sông Hồng và Sông Đáy, Hưng Yên là một miền đất hứa cho các chuỗi cung ứng công nghiệp và dịch vụ trong tương lai.
Dưới đây là những lợi thế chính của tỉnh Hưng Yên trong việc thu hút nguồn vốn xây dựng kinh tế - xã hội để phát triển các dự án bất động sản khu công nghiệp bền vững:
Lý do đầu tiên cũng là lý do rõ ràng nhất là cơ sở hạ tầng giao thông quy hoạch tại tỉnh Hưng Yên. Để phát triển công nghiệp tốt, một địa phương phải có mạng lưới giao thông đồng bộ, thuận tiện kết nối giữa các khu vực và các tuyến đường liên kết vùng có khả năng chịu được tần suất vận chuyển lớn. Với những dự án giao thông sẵn có và sẽ thực hiện trong tương lai gần, tỉnh Hưng Yên sẽ trở thành một trong những tỉnh có hạ tầng hiện đại bậc nhất khu vực.
Thứ hai, dựa theo dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, tình Hưng Yên sẽ dành trọn khu vực phía Bắc tỉnh để phát triển công nghiệp. Với dự án Tổ hợp Công nghiệp và Đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt, tỉnh Hưng Yên cho thấy khả năng hình thành các chuỗi cung ứng tập trung, chặt chẽ và đồng bộ, tránh được tình trạng các dự án phát triển rời rạc, thiếu chuyên nghiệp. Điều này cũng giúp Hưng Yên trở thành một tỉnh phát triển hài hòa cả ba khối kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ mà vẫn đảm bảo môi trường sống của người dân được luôn trong lành và sạch sẽ.
Điều tiếp theo là chất lượng cuộc sống. Một bất động sản hay một dự án mà không có khả năng thu hút con người thì đó là một bất động sản giá trị thấp. Cùng xu hướng di dân về phía Đông, các dự án BĐS cao cấp mọc lên ở phía Tây tỉnh tiếp giáp Thủ đô Hà Nội với các tiện ích như bệnh viện, hàng quán, điểm vui chơi nội khu, sự nâng cấp của các cơ sở, loại hình dịch vụ tại các huyện, thị xã và mặt bằng thu nhập chung của người dân tăng, tỉnh Hưng Yên sẽ trở thành một nơi sầm uất hàng quán, tiện lợi đủ đầy, đảm bảo cuộc sống sung túc – hạnh phúc cho mọi lứa tuổi. Đây là sẽ động lực cực lớn để thu hút những nguồn chất xám và lao động tay nghề về đây để làm việc trong các KCN, CCN.
Tiếp theo đó, các dự án KCN, CCN ở tỉnh Hưng Yên hầu hết đều là những dự án mới, được khởi động từ những năm sau COVID. Sau khi Nghị định 35 của CP được ban hành về quản lý các KKT, KCN, xu hướng xanh hóa – tuần hoàn hóa hạ tầng sẽ là chủ đạo. Sinh sau đẻ muộn, các KCN, CCN ở Hưng Yên đều sẽ được thiết kế xây dựng theo những mô hình KCN xanh - tuần hoàn này. Do đó, bất động sản công nghiệp ở các KCN, CCN mới của Hưng Yên sẽ giá trị tăng cao trong tương lai khi xu hướng công nghiệp xanh trở thành phổ biến.
Hình thành chuỗi cung ứng công nghiệp xanh của Đồng bằng Sông Hồng, khởi đầu tại tỉnh Hưng Yên (Ảnh minh họa)
Cuối cùng là Đồng bằng Sông Hồng đang là một trong những địa điểm đầu tư hàng đầu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vị trí địa lý chiến lược và sự quan tâm đầu tư hạ tầng của Chính phủ Việt Nam.
Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, miền Bắc hay Đồng bằng Sông Hồng đã được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhưng đa phần các dự án công nghiệp được tọa lạc tại các vị trí gần cảng biển như Quảng Ninh, Hải Phòng hay gần cảng hàng không như Bắc Ninh hay Vĩnh Phúc. Sau đó, sau khi đại dịch COVID-19 gây nên những ảnh hưởng do đứt gãy chuỗi cung ứng, việc phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng càng trở nên cấp thiết. Trong thời cơ đó, Việt Nam đã trở thành điểm sáng nhờ tăng trưởng kinh tế bền vững và môi trường đầu tu – kinh doanh ôn hòa và cuộc sống hạnh phúc của người dân.
Trong những năm từ 2020 đến nay, Việt Nam đã đón hàng chục tỷ đô-la FDI vào các dự án chế biến chế tạo thuộc các tỉnh thành thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng như Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Nhờ những dòng vốn chất lượng này, các tỉnh và địa phương này đang dần thay da đổi thịt.
Với vị thế nằm ở giao cắt của các tuyến giao thông trong khu vực, lại nằm ở vị trí trung tâm, tỉnh Hưng Yên chắc chắn sẽ trở thành mắt xích chủ chốt trong việc hình thành một chuỗi cung ứng bền vững tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng.
Khi nhìn vào tỉnh Hưng Yên trên bản đồ vệ tinh, chúng ta có thể liên tưởng được tầm nhìn Hưng Yên trở thành một “Bình Dương” của miền Bắc, là một thành phố công nghiệp – đô thị - dịch vụ hiện đại, một vệ tinh quan trọng của Thủ phủ vùng, được quy hoạch và xây dựng theo xu hướng xanh – sạch – đẹp, vừa đảm bảo môi trường kinh doanh, sản xuất và sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp, vừa bảo vệ và phát triển di sản văn hóa – du lịch – thiên nhiên.
Minh chứng cho những yếu tố thuận lợi và xu hướng đầu tư đã phân tích trong bài viết này là việc cộng đồng doanh nghiệp Đài Loan đã chọn KCN Số 5, thuộc Tổ hợp Lý Thường Kiệt, làm nơi đặt khu công nghệ cao Đài Loan, hứa hẹn sẽ là đại bản doanh của chuỗi cung ứng điện tử, công nghệ cao và chất bán dẫn của đất nước này.
Từ năm 2022, DTJ Industrial đã nhận diện được cơ hội đầu tư tại khu vực này, không có gì khó hiểu khi trong thời gian gần đây, tỉnh Hưng Yên đã nhận được không ít sự quan tâm từ cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản công nghiệp. DTJ Industrial đã thành công đưa nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam và nước ngoài trở thành hiện thực tại các KCN và CCN thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên. Do đó, với nguồn cung đất công nghiệp lên tới hàng ngàn héc-ta trong những năm sắp tới, tỉnh Hưng Yên sẽ là địa bàn tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư chủ yếu của DTJ Industrial trong giai đoạn 2024-2026. Trong nửa đầu năm 2023, DTJ Industrial đã tổ chức hai sự kiện xúc tiến đầu tư nhằm thu hút dư luận và nguồn vốn mới vào đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên.
Công ty chúng tôi cam kết hoàn thiện dịch vụ từng ngày, tăng trải nghiệm khách hàng và tăng cường thu hút đa kênh những nguồn vốn đầu tư mới, chất lượng, thân thiện với môi trường và tạo ra những công ăn việc làm giá trị cao. Bạn đọc, cộng đồng nhà đầu tư có ý tưởng hay mong muốn đầu tư tại tỉnh Hưng Yên, vui lòng liên hệ hotline tư vấn đầu tư dư án tại 098 290 2468.
Liên hệ hotline Phòng Kinh doanh tại 098 956 0039 để:
Tags:
Bình luận
Tin mới
Xem thêmNhiều người đọc
Xem thêmTin tức liên quan