Bất động sản công nghiệp phía đông Hà Nội trong những năm gần đây đang nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong nước và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực này đã nghi nhận nhiều đổi thay về kinh tế, hạ tầng, được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Vậy thị trường bất động sản công nghiệp phía Đông Hà Nội có những tiềm năng gì? Cùng DTJ Industrial tham khảo qua bài viết sau đây nhé!
Phía Đông Hà Nội - Tâm điểm mới của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Nhờ lợi thế kết nối đồng bộ, khu Đông Thủ đô đang dần định hình thành tâm điểm kinh tế quan trọng tại miền Bắc.
Với diện tích tự nhiên khoảng 15.591 km2 (chiếm 4,7% cả nước); quy mô dân số 16,14 triệu người (chiếm 17% cả nước), vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.
Đây là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của cả nước, cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và công nghệ, với các cơ quan Trung ương, trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của quốc gia...
Hạ tầng phát triển mạnh mẽ tạo ra những cơ hội cho thị trường bất động sản công nghiệp phát triển
Cơ sở hạ tầng giao thông phát triển giúp phía đông Hà nội gia tăng kết nối vùng nhanh chóng
Nhiều công trình hạ tầng đồng bộ đã và đang tạo lợi thế lớn, kéo dài nhịp phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Về đường bộ, khu vực sở hữu Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38, Cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, cao tốc Láng - Hòa Lạc, Vành đai 3...
Về đường hàng không, khu vực sở hữu những sân bay lớn như Sân bay Nội Bài, Sân bay Cát Bi, Sân bay Vân Đồn. Về đường biển, vùng sở hữu các cảng biển quan trọng như cảng quốc tế tại Lạch Huyện, Cảng Cái Lân...
Các dự án cao tốc và đường bộ được đầu tư đồng bộ mang lại lợi ích vượt trội về việc di chuyển hàng hóa và người dân nhanh chóng và hiệu quả. Điều này làm cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, hay các khu vực sản xuất trở nên hấp dẫn hơn, khi các doanh nghiệp cần sự hiệu quả trong vận chuyển hàng hóa.
Các tuyến đường bộ và cảng biển quan trọng giúp tạo ra một hạ tầng vận chuyển hiệu quả, kết nối vùng kinh tế Bắc Bộ với các khu vực lân cận, các cảng quốc tế và thế giới. Điều này làm tăng tiềm năng địa lý của vùng và thu hút sự đầu tư vào bất động sản công nghiệp phía đông.
>> Tham khảo thêm các dự án bất động sản công nghiệp nổi bật tại phía đông Hà Nội tại đây: Tổ hợp Công nghiệp và Đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt
Phía Đông Hà nội đang thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vô cùng mạnh mẽ
Công Ty TNHH Điện Tử Canon Việt Nam tại Hưng Yên
Phía Đông Hà Nội đang thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài một cách vô cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Điều này xuất phát từ một số yếu tố thuận lợi và tiềm năng của khu vực này, làm cho nó trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế.
Đơn cử tại Hưng Yên, Theo thông tin từ Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh đã thu hút được hơn 360 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó 251 triệu USD đăng ký mới của 18 dự án trong các khu công nghiệp và 99 triệu USD điều chỉnh tăng vốn của 19 dự án. Tính đến tháng 5/2023, trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 520 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký trên 7,1 tỷ USD.
Bất chấp hàng loạt biến động tiêu cực của kinh tế toàn cầu, ngay từ những tháng đầu tiên của năm 2023, Hải Phòng vẫn tiếp tục nằm trong tốp các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khẳng định sức hút về môi trường đầu tư của thành phố đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế quốc tế.
Trong số các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Hải Phòng, Tập đoàn LG là doanh nghiệp đứng đầu về số vốn đầu tư, dự án. Hiện tại, Tập đoàn LG đã có 7 dự án đang đầu tư tại Hải Phòng, trong đó lớn nhất là LG Electronic; LG Display; LG Innotek. Bên cạnh đó, có hơn 50 doanh nghiệp Hàn Quốc là vệ tinh với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD.
Với sự gia tăng của các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam, nhu cầu về bất động sản công nghiệp phía Đông Hà Nội đang tăng cao. Khu vực này trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm các khu đất, nhà xưởng, và cơ sở hạ tầng thuận lợi để phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Chính sách hỗ trợ từ chính quyền
Tại sự kiện xúc tiến đầu tư của DTJ Industrial Ông Đinh Quang Hào – Phó chủ tịch UBND Huyện Kim Động đã chia sẻ về những chủ trương, chính sách thu hút đầu tư vô cùng rộng mở của tỉnh Hưng Yên nói chung và địa bàn huyện Kim Động nói riêng
>> Xem thêm thông tin chi tiết về sự kiện tại đây: Xúc tiến và Kết nối đầu tư - Trung tâm công nghiệp và kho vận mới của Miền Bắc
Chính quyền đã và đang triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản công nghiệp phía Đông Hà Nội. Những chính sách này bao gồm giảm thuế, hỗ trợ vốn vay và thủ tục đầu tư thuận lợi, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
Với những yếu tố thuận lợi về vị trí, hạ tầng, và chính sách hỗ trợ, tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp phía Đông Hà Nội là rất lớn. Các doanh nghiệp có thể thấy sự đầu tư vào khu vực này là cơ hội để mở rộng quy mô sản xuất, tận dụng thị trường tiêu thụ lớn của khu vực và đồng thời cắt giảm chi phí vận chuyển và logistics.
Tóm lại, tiềm năng thị trường bất động sản công nghiệp phía Đông Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư. Với vị trí chiến lược, hạ tầng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu ngày càng cao và chính sách hỗ trợ tích cực từ chính quyền, khu vực này hứa hẹn sẽ tiếp tục là địa điểm hấp dẫn và tiềm năng để phát triển kinh tế và đầu tư trong tương lai.