Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Từ sau chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước, các cường quốc trên thế giới đang tăng cường sử dụng các công cụ về kinh tế để tác động tiêu cực tới các quốc gia “đối thủ”. Cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Trung Quốc và Hoa Kỳ là điển hình nhất.

Nguồn gốc

Xung đột về thương mại Mỹ-Trung tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn tới diễn biến tiêu cực hơn như Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô trong thế kỷ trước.

Những căng thẳng trong quan hệ đối ngoại Mỹ - Trung gần đây đang thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng quốc tế, gây lo ngại về nguy cơ một cuộc “Chiến tranh lạnh 2.0”. Thay vì sử dụng các công cụ chính trị, cuộc mâu thuẫn này tập trung vào chiến tranh thương mại, với các công cụ kinh tế là chủ yếu.

Khi phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc vào đầu năm 2018, chính quyền Trump đã chỉ ra hai nguyên nhân chính là: (1) thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc; (2) chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc để duy trì khả năng cạnh tranh

Vấn đề thâm hụt thương mại và cáo buộc thao túng tiền tệ với Trung Quốc hoàn toàn không phải những vấn đề mới. Nếu như đầu năm 2018, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ở mức 419 tỷ USD, thì ngay từ đầu những năm 2000, giá trị thâm hụt đã đạt khoảng 100 tỷ USD. Chính quyền Mỹ cũng đã rất nhiều lần cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, lần đầu tiên vào năm 1994 và sau đó là một số động thái trừng phạt từ Quốc hội Mỹ vào các năm 2005 và 2010. Việc các vấn đề này đã tồn tại từ lâu mà không dẫn đến xung đột nào trong quá khứ cho thấy cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có những nguyên nhân sâu xa hơn.

Dưới góc nhìn chiến lược địa kinh tế, ba nguồn gốc sâu xa của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là:

Thứ nhất, cuộc chiến này là hệ quả của sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong gần hai thập kỷ vừa qua. Sự trỗi dậy này bao hàm cả về mặt kinh tế, quân sự, tài chính quốc tế và đe dọa vị thế dẫn đầu của Mỹ trên trường quốc tế. Mỹ đã duy trì vị thế dẫn đầu kể từ sau Thế chiến II và Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất cho vị thế này.

Thứ hai, đằng sau cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc chiến về mặt công nghệ, đặc biệt là công nghệ số. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các quốc gia hàng đầu thế giới đều đang nỗ lực chạy đua xây dựng hạ tầng công nghệ và năng lực sản xuất cho tương lai

Thứ ba, phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ giúp tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Mỹ, vốn đang ở tình trạng thâm hụt sâu. Việc hạn chế hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc sẽ gia tăng sản xuất của nền kinh tế nội tại của Mỹ, qua đó gia tăng thu ngân sách cho Quốc khố.

Động thái

Trước khi đạt được Thỏa thuận giai đoạn 1 vào tháng 2-2020, mức thuế suất trung bình của Mỹ đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng từ 3,1% lên 21%, tỷ trọng hàng nhập khẩu bị đánh thuế tăng từ 0% lên 66,4%. Mức thuế suất trung bình của Trung Quốc đối với Mỹ tăng từ 8% lên 21,8%, với khoảng 58,3% hàng hóa phải chịu thuế. Dưới đây là các hành động của hai bên trong cuộc chiến thương mại này:

Mỹ:

  • Hạn chế hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ ở các lĩnh vực công nghiệp và kỹ thuật quan trọng
  • Kiểm soát chặt hơn công nghệ, bởi Trung Quốc đang phải lệ thuộc vào các microchip tân tiến của Mỹ để thực hiện kế hoạch Made in China 2025
  • Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ Mỹ. Sau lệnh cấm này, nhiều công ty Mỹ đã dừng hợp tác với Huawei
  • Mỹ dọa sẽ cấm cửa 5 công ty của Trung Quốc trong lĩnh vực camera giám sát và cảnh báo UAV của nước này có thể đánh cắp dữ liệu
  • Washington thúc giục các đồng minh không sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng 5G, và nhiều nước đồng minh đã hưởng ứng
  • Siết chặt quản lý du học sinh Trung Quốc, đặc biệt ở các ngành học tự động hóa, hàng không, chế tạo công nghệ cao

Trung Quốc:

  • Trung Quốc có thể từ bỏ các cam kết mua thêm 10 triệu tấn sản phẩm nông nghiệp Mỹ. Điều đó sẽ kéo dài nỗi đau cho nông dân Mỹ
  • Trung Quốc có thể siết chật nguồn cung đất hiếm, khiến các ngành công nghệ cao, vũ khí của Mỹ bị tác động mạnh
  • Gần 20% công ty Mỹ đã nếm trải cảnh kiểm tra hải quan ở Trung Quốc chậm chạp hơn, theo phòng thương Mỹ tại Trung Quốc
  • Trung Quốc có thể bán phá giá một phần trong số hơn 1.100 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ. Điều này có thể khiến Mỹ rơi vào hỗn loạn
  • Trung Quốc có thể thiết lập các khâu kiểm tra chặt chẽ hơn đối với các công ty Mỹ trong các lĩnh vực như thuế, thiết bị chữa cháy và chứng chỉ môi trường
  • Để nhân dân tệ trượt giá so với đồng Đô-la Mỹ khiến hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn nước ngoài và sản phẩm của

Tác động

Sản lượng công nghiệp, doanh thu bán lẻ và đầu tư ở Trung Quốc trong tháng 4 đều giảm tốc mạnh hơn dự báo. Tại Mỹ, doanh thu bán lẻ bất ngờ giảm trong tháng 4, sản lượng của các nhà máy cũng giảm lần thứ 3 trong vòng 4 tháng. Hãng Apple giảm dự báo doanh số trong quý đầu, nói rằng doanh số iPhone chậm chạp tại Trung Quốc. Tập đoàn Intel sản xuất chip máy tính hạ dự báo doanh thu cho năm nay, viện lý do nhu cầu từ Trung Quốc sa sút. Trên các mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện dày đặc các thông điệp kêu gọi người dân nước này tẩy chay các sản phẩm của Mỹ như Apple, McDonald's...

Theo báo Les Echos, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ năm 2018 giảm 80%. Đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc cũng giảm xuống 12,9 tỷ USD trong 2018. Một loạt công ty quyết định di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang các trung tâm giá rẻ khác ở châu Á.

Giá thực phẩm ở Trung Quốc tăng 6,1% trong tháng 4, do giá thịt lợn và trái cây lên cao. Giá thịt lợn đã tăng từ 5,1% lên 14,4% hồi tháng 3. Hãng xe Mỹ General Motors dự đoán năm nay chi phí phát sinh thêm 1 tỷ đôla vì thuế và nguyên vật liệu. Harley-Davidson cho biết, chi phí liên quan đến thuế Trung Quốc và EU là 23,7 triệu USD năm 2018 và dự kiến sẽ lên đến 100-120 triệu USD năm nay. Các công ty thiết bị như Caterpillar hay Deere & Co cho hay, thuế quan sẽ gây thiệt hại hàng trăm triệu đôla cho họ trong năm nay.

Thị trường chứng khoán cả hai nước năm 2018 đã chứng kiến mức giảm mạnh nhất trong gần một thập kỷ. Báo cáo Billionaire Census 2019 của Wealth-X cho hay, số tỷ phú ở châu Á-Thái Bình Dương giảm 13% và tổng tài sản của nhóm này giảm 8% trong 2018. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều triệu phú Trung Quốc nộp đơn xin visa Đầu tư Hạng 1 vào Anh, theo Forbes. Hurun ước tính 1.000 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi tổng tài sản của các tỷ phú Trung Quốc, do thị trường chứng khoán bị sụt giảm 23% và Nhân dân tệ giảm 6%.

Căng thẳng kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là nhân tố lớn chi phối nền kinh tế toàn cầu trong thời gian sắp tới

Nguồn: Lý luận Chính Trị, Vietnamnet, New York Times

Bình luận

Tin tức liên quan

Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat trên Zalo