Phần 3: Thuế quan Việt – Mỹ: Chuyển mình hay tụt hậu?

 

Tái cấu trúc chuỗi cung ứng sau áp thuế: Cơ hội định vị lại vai trò của Việt Nam trên bản đồ công nghiệp toàn cầu

Việc Hoa Kỳ áp thuế 20% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam và mức thuế 40% đối với các mặt hàng có tỷ lệ nội địa hóa thấp không chỉ là phép thử năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa, mà còn là cú huých buộc Việt Nam bước vào giai đoạn tái cấu trúc chuỗi cung ứng, chủ động chuyển đổi để nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

 

 

đầu tư bất động sản công nghiệp

Ông Nguyễn Quốc Khánh – chuyên gia tư vấn đầu tư bất động sản công nghiệp – nhận định: đây là thời điểm “vàng” để doanh nghiệp nội địa hành động

 

Việt Nam – điểm đến “vừa đủ rẻ, vừa đủ tin cậy”

Dù chịu mức thuế 20%, Việt Nam vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh so với nhiều đối thủ trong khu vực như Trung Quốc (trên 30–45%) hay Ấn Độ. Trong mắt các tập đoàn toàn cầu, Việt Nam là điểm đến “vừa đủ rẻ” để tối ưu chi phí, nhưng cũng “vừa đủ tin cậy” để đảm bảo tính ổn định chính trị và tính bền vững chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, lợi thế này không phải là vĩnh viễn. Nếu tiếp tục phát triển công nghiệp theo mô hình “gia công giá rẻ”, Việt Nam có nguy cơ bị thay thế bởi robot tự động hóa hoặc bởi các quốc gia mới nổi khác như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia hay Philippines – nơi có lực lượng lao động trẻ dồi dào và chi phí thấp hơn.

Cơ hội đang hiện hữu, nhưng chỉ bền vững khi Việt Nam chuyển mình từ công xưởng chi phí thấp sang trung tâm sản xuất giá trị cao.

 

“Rào cản 40%” – Cảnh báo về cấu trúc phụ thuộc

Mức thuế 40% dành cho hàng hóa có tỷ lệ nội địa hóa thấp là hồi chuông cảnh tỉnh cho cấu trúc sản xuất còn phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Hiện nay, nhiều ngành công nghiệp – từ điện tử, cơ khí đến chế biến thực phẩm – vẫn phụ thuộc phần lớn vào linh kiện, nguyên vật liệu, bao bì, chất phụ gia… từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Điều này khiến nhiều sản phẩm không đạt tiêu chí xuất xứ và dễ bị áp thuế cao.

Theo ông Khánh, đây là “thách thức sống còn” đối với doanh nghiệp nội địa. Mức thuế quan mới đã kích thích dòng vốn FDI chảy mạnh hơn vào Việt Nam để có thể đảm bảo được tỷ lệ nội địa hóa đã được đề ra bởi chính sách thuế quan Việt - Mỹ mới, và điều này chính là một trong những "cú huých": đã đến lúc khối doanh nghiệp nội địa phải hành động quyết đoán với các chiến lược phát triển trong tương lai của mình. 

 

đầu tư bất động sản công nghiệp

Theo ông Khánh, đây là “thách thức sống còn” đối với doanh nghiệp nội địa. Đây là lúc các doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực, vượt dòng thác, từ "cá chép hóa rồng"

 

 

Lộ trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng: Từ sản xuất rời rạc đến tích hợp linh hoạt – giá trị cao

Để giữ mức thuế ưu đãi và tiến xa hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cần theo đuổi một lộ trình chuyển đổi có chiều sâu, tập trung vào ba trục chính:

  • Tăng cường nội địa hóa: Đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt ở các ngành cơ khí chính xác, linh kiện điện tử, vật liệu sinh học, bao bì thông minh.
  • Quy hoạch khu công nghiệp chuyên ngành tích hợp: Hình thành các khu/cụm công nghiệp có chuỗi giá trị khép kín, dành tối thiểu 20% quỹ đất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ – lực lượng được xem là “tế bào gốc” của nền sản xuất quốc gia.
  • Phát triển các doanh nghiệp đầu chuỗi nội địa: Ưu tiên hình thành các doanh nghiệp có năng lực thiết kế sản phẩm – làm chủ công nghệ – dẫn dắt chuỗi cung ứng, từ đó tạo sức lan tỏa tới các SME trong cùng hệ sinh thái.

 

Cơ hội bứt phá cho bốn ngành công nghiệp chiến lược

Trước làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Khánh nhận định Việt Nam cần chọn lọc, tập trung phát triển những ngành có tiềm năng cạnh tranh bền vững và dư địa thị trường lớn. Bốn lĩnh vực chiến lược được xác định:

  1. Logistics & Bao bì đóng gói: Khi chuỗi cung ứng toàn cầu phân tán, nhu cầu về logistics thông minh, hậu cần tích hợp và bao bì sinh học tăng mạnh. Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của Hoa Kỳ sang Đông Á, ASEAN và châu Đại Dương.
  2. Sản xuất điện tử và tự động hóa: Sự mở rộng của các tập đoàn công nghệ toàn cầu tại Việt Nam mở ra cơ hội gia tăng giá trị nội địa thông qua các sản phẩm cao cấp như nhà thông minh, cảm biến, mô-đun bán dẫn, hệ thống điều khiển công nghiệp, pin năng lượng…
  3. Chế biến thực phẩm chất lượng cao: Người tiêu dùng tại Nhật, Hàn, Trung Quốc và ASEAN ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm có chứng nhận quốc tế như HACCP, Halal, FDA. Việt Nam có thể chiếm lĩnh phân khúc trung – cao cấp bằng lợi thế nông nghiệp và nguồn nguyên liệu bản địa.
  4. Phương tiện giao thông xanh – hạ tầng thông minh: Giao thông tích hợp AI, xe điện, pin hydrogen, trạm sạc thông minh là xu hướng toàn cầu. Việt Nam cần đầu tư vào hệ sinh thái sản xuất phục vụ ngành này – từ phần mềm điều khiển đến sản phẩm vật lý.

 

Cơ hội thị trường: ASEAN, Ấn Độ, Nam Mỹ, Đông Á

Việt Nam không chỉ có cơ hội từ Hoa Kỳ mà còn từ nhiều thị trường đang tăng trưởng nhanh:

  • ASEAN: Với hơn 660 triệu dân, tầng lớp trung lưu tăng nhanh, nhu cầu về thực phẩm sạch, hàng điện tử tiêu dùng và bao bì thân thiện môi trường tại ASEAN tăng mạnh. Việt Nam có thể tận dụng lợi thế gần gũi về văn hóa và logistics để xuất khẩu sâu hơn vào khu vực này.
  • Ấn Độ và Nam Mỹ: Đây là hai khu vực đang thiếu hụt các sản phẩm trung – cao cấp nhưng đang đô thị hóa nhanh. Đặc biệt, nhu cầu về thực phẩm chế biến, thiết bị điện tử và hạ tầng giao thông đang tăng đột biến – mở ra thị trường rộng lớn cho hàng Việt.
  • Đông Á (Trung, Nhật, Hàn): Các quốc gia này đang tái cơ cấu chuỗi cung ứng, ưu tiên nhập hàng từ đối tác tin cậy và gần địa lý. Việt Nam có thể trở thành mắt xích trung chuyển hàng hóa cho thị trường Hoa Kỳ, đồng thời cung ứng các sản phẩm tiêu dùng thực phẩm đã qua chế biến cao cấp.

 

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”

 

đầu tư bất động sản công nghiệp

 

Theo ông Khánh, nửa cuối năm 2025 sẽ là “thời điểm vàng” để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào bất động sản công nghiệp. Ba yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” cùng hội tụ:

  • Thiên thời – Thời điểm thuận lợi trong bối cảnh địa chính trị và xu hướng toàn cầu: Các biến động trong thương mại quốc tế, đặc biệt là việc Mỹ siết chặt thuế đối với hàng hóa có xuất xứ không rõ ràng, đang tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu. Xu hướng “gần thị trường, minh bạch nguồn gốc” khiến hàng hóa sản xuất tại Việt Nam – với lợi thế địa lý và quan hệ tốt với nhiều khối thị trường – trở thành lựa chọn ưu tiên. Đây là thời điểm “vàng” để doanh nghiệp SME khẳng định thương hiệu “Made in Vietnam” trên chính sân nhà và các thị trường xuất khẩu chiến lược.
  • Địa lợi – Hạ tầng công nghiệp và logistics được đầu tư mạnh mẽ: Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Việt Nam đang được quy hoạch lại theo hướng tích hợp – chuyên biệt – bền vững. Hạ tầng giao thông liên vùng, cảng biển, trung tâm logistics và mạng lưới năng lượng sạch ngày càng hoàn thiện. SME đầu tư vào thời điểm này sẽ được hưởng lợi từ giá thuê đất còn hợp lý, mặt bằng sản xuất có sẵn và khả năng kết nối chuỗi cung ứng hiệu quả hơn bao giờ hết.
  • Nhân hòa – Chính sách ưu đãi và lòng dân đồng thuận: Chính phủ và các địa phương đang triển khai hàng loạt chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ thuê đất, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất – công nghiệp. Song song đó là cam kết rõ ràng về thúc đẩy kinh tế tư nhân và chuyển đổi mô hình sản xuất xanh – số. Mặt khác, người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên sản phẩm nội địa có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao. Đây là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp SME mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.

 

“Bộ tứ nghị quyết”: Nền tảng chính sách cho tái cấu trúc chuỗi cung ứng

Việt Nam đang triển khai bốn nghị quyết chiến lược, tạo thành bộ khung chính sách cho giai đoạn chuyển mình:

  • Nghị quyết 57: Đột phá khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
  • Nghị quyết 59: Hội nhập quốc tế trong tình hình mới, giúp doanh nghiệp mở rộng chuỗi giá trị xuyên biên giới.
  • Nghị quyết 66: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật – đảm bảo khung khổ pháp lý linh hoạt và tiên tiến cho các mô hình sản xuất mới.
  • Nghị quyết 68: Thúc đẩy kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng mới – với cơ chế ưu tiên tiếp cận tài chính, đất đai, thị trường cho doanh nghiệp nội địa.

Bốn nghị quyết này đóng vai trò như “xương sống” giúp Việt Nam tái thiết hệ sinh thái công nghiệp – từ hạ tầng pháp lý đến nền tảng đổi mới sáng tạo.

 

Tái định nghĩa vai trò đơn vị tư vấn bất động sản công nghiệp

Trong bối cảnh mới, các đơn vị tư vấn bất động sản công nghiệp cần chuyển đổi vai trò – từ trung gian giao dịch sang “kiến trúc sư” của hệ sinh thái sản xuất.

Họ cần tham gia từ giai đoạn quy hoạch cụm ngành, định hình không gian sản xuất theo công nghệ xanh – số, đến việc kết nối giữa nhà đầu tư – startup – viện nghiên cứu – nhà cung ứng tài chính.

 

đầu tư bất động sản công nghiệp 

“Nếu chỉ đối phó, doanh nghiệp Việt sẽ mãi đứng ngoài cuộc chơi “

 

Thuế quan có thể là rào cản, nhưng đồng thời cũng là cơ hội để tái định hình chiến lược công nghiệp quốc gia. Nếu chỉ đối phó, doanh nghiệp Việt sẽ mãi đứng ngoài cuộc chơi. Nhưng nếu chủ động kiến tạo – từ chuỗi cung ứng nội địa, lựa chọn ngành chiến lược đến quy hoạch hạ tầng sản xuất – Việt Nam hoàn toàn có thể bước lên nấc thang giá trị mới trong bản đồ công nghiệp toàn cầu.

Giai đoạn 2025–2026 không phải là khoảng lặng – đó là thời điểm bản lề định vị lại vai trò Việt Nam trong thương mại quốc tế.

 

Bình luận

Tin tức liên quan

Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat trên Zalo