Vạch rõ bản đồ cơ hội đầu tư giai đoạn 2025–2030
Miền Bắc đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ của các chuỗi cung ứng toàn cầu, kéo theo làn sóng đầu tư ồ ạt vào bất động sản công nghiệp. Trong đó, vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) đóng vai trò là “trái tim công nghiệp” mới nổi, nơi hội tụ các tuyến giao thông huyết mạch, trung tâm sản xuất và logistic trọng điểm.
Dưới đây là 3 khu vực mở đầu cho chuỗi 6 vùng công nghiệp chiến lược — với lợi thế về vị trí, hạ tầng và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Và đặc biệt, đây cũng là những vùng trọng tâm sẽ được phân tích sâu tại chuỗi Webinar “Bản đồ đầu tư công nghiệp miền Bắc 2025” sắp tới. Những vùng, vành đai công nghiệp dưới đây đã được hình thành kể cả trước khi việc sáp nhập tỉnh của Trung ương hoàn thành.
Với hơn 40 khu/cụm công nghiệp nằm trong bán kính 5–10km dọc tuyến Vành đai 5 Thủ đô, vùng này đang định hình là trục công nghiệp điện tử hiện đại bậc nhất Việt Nam khi tuyến giao thông này đi qua các trung tâm sản xuất công nghiệp điện tử như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên, đều là những nơi đặt đại bản doanh của các tập đoàn sản xuất điện tử quốc tế.
Tuyến Vành đai 5 đang được hoàn thiện các dự án thành phần rất nhanh và các tuyến đường kết nối giữa các vành đai, giữa vành đai với các cao tốc liên tỉnh đang được đấu nối. Sau khi lấp đầy dư địa đất công nghiệp hiện có trên khu vực dự án vành đai, dự báo đây sẽ là “Silicon Valley công nghiệp điện tử” của Đông Nam Á trong thập kỷ tới.
Bên cạnh Samsung Thái Nguyên, KCN Quang Châu cũng là một trung tâm sản xuất công nghiệp nổi trội trên khu vực tuyến Vành đai 5
Là giao điểm của cao tốc Nội Bài – Lào Cai và tuyến đường sắt cao tốc Việt – Trung, Phú Thọ nổi lên như một trung tâm hậu cần – công nghiệp của vùng trung du và cửa ngõ Tây Bắc. Không chỉ tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, vùng này còn sở hữu quỹ đất công nghiệp dồi dào, giá thuê hợp lý và tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
Với tầm nhìn quy hoạch đến 2030, Phú Thọ đang từng bước chuyển mình thành một “vùng đệm sản xuất” chiến lược, hỗ trợ giãn nở cho khu vực công nghiệp lõi miền Bắc. Đây là cánh cửa phía Tây Bắc của vùng Đồng bằng Sông Hồng, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết, phân phối và trung chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc, khu vực đồng bằng và khu vực miền núi, trung du Tây Bắc.
Tuyến cao tốc huyết mạch với hàng chục dự án bất động sản công nghiệp bám theo trục giao thông này
Nằm tại trung tâm tỉnh Hưng Yên cũ, vùng Lý Thường Kiệt là một trong những khu vực có mật độ khu công nghiệp cao nhất miền Bắc hiện nay. Với hạ tầng kết nối mạnh mẽ qua cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và tuyến Hưng Yên – Thái Bình, vùng này đang trở thành điểm đến yêu thích của các nhà máy sản xuất, trung tâm logistics, và khu đô thị công nghiệp tích hợp.
Không chỉ vậy, nơi đây còn được định hướng trở thành trung tâm kinh tế vùng, với các dự án đô thị – công nghiệp quy mô lớn đang được quy hoạch đồng bộ. Tác động lan tỏa từ Vành đai 4 và tuyến Cao tốc 5B càng củng cố vị thế của vùng lõi này trong mạng lưới công nghiệp liên tỉnh.
Với hơn 2000ha đất công nghiệp tập trung vào một khu vực, Tổ hợp Lý Thường Kiệt có vị thế và "tiềm năng độc nhất vô nhị" tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng
Ba vùng công nghiệp trên không chỉ là những "điểm đến" hấp dẫn trên bản đồ bất động sản công nghiệp, mà còn là nơi đang hình thành những vùng lõi chiến lược mới của kinh tế miền Bắc.
🌐 Bạn là nhà đầu tư muốn “đi trước làn sóng” hạ tầng 2025-2030 đang diễn ra mạnh mẽ?
🎯 Bạn là doanh nghiệp sản xuất muốn chọn đúng tọa độ phát triển lâu dài và tối đa giá trị đầu tư?
➡️ ĐĂNG KÝ NGAY chuỗi Webinar “Bản đồ Bất động sản Công nghiệp 2025” để nhận:
Bình luận
Tin mới
Xem thêmNhiều người đọc
Xem thêmTin tức liên quan