Phần 2: Mức thuế nhập khẩu từ Mỹ 0%: Trung tâm phân phối hàng hóa Mỹ tại Châu Á

 

Một bước ngoặt lịch sử trong quan hệ thương mại Việt–Mỹ: Việt Nam xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu hàng hóa Mỹ. Đây không chỉ là dấu mốc biểu tượng mà còn thúc đẩy kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hàng hóa của Mỹ sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết

Việc điều chỉnh thuế quan nhanh chóng tạo hiệu ứng rõ rệt. Hàng Mỹ – từ thực phẩm chức năng, xe cộ, thời trang đến thực phẩm hữu cơ, hải sản đông lạnh – nay dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng Việt. Những món từng là xa xỉ như collagen nhập khẩu, áo khoác da Mỹ hay mô tô Harley-Davidson dần trở thành lựa chọn thực tế cho tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh.

 

Dưới đây là bảng giá ước tính xe Ford tại Việt Nam nếu thuế nhập khẩu về 0%, giữ nguyên các khoản thuế và chi phí khác như:

  • VAT: 10% (trước việc CP giảm thuế VAT)
  • Phí trước bạ: 12% (trung bình)
  • Chi phí vận chuyển, đăng kiểm, đại lý: khoảng 15%
  • Tỷ giá quy đổi: 1 USD = 26,000 VND

📊 Bảng giá xe Ford (2024) nếu thuế nhập khẩu = 0%

Mẫu xe Ford

Giá tại Mỹ (USD)

Giá hiện tại tại VN (USD)

Giá ước tính nếu 0% thuế nhập khẩu (USD)

Tương đương (VND)

Giảm giá ước tính (USD)

Ford F-150 Raptor

80,000

240,000 – 320,000

~170,000 – 190,000

~4.4 – 4.9 tỷ VND

↓ 70,000 – 130,000

Ford Mustang GT

45,000

140,000 – 180,000

~100,000 – 115,000

~2.6 – 3.0 tỷ VND

↓ 40,000 – 65,000

Ford Explorer Limited

48,000

96,000 – 112,000

~75,000 – 85,000

~2.0 – 2.2 tỷ VND

↓ 20,000 – 30,000

Ford Bronco Badlands

50,000

128,000 – 144,000

~90,000 – 105,000

~2.35 – 2.7 tỷ VND

↓ 35,000 – 40,000

Ford Escape Hybrid

33,000

44,000 – 52,000

~38,000 – 45,000

~1.0 – 1.2 tỷ VND

↓ 6,000 – 7,000

🧮 Cách tính giá sau khi miễn thuế nhập khẩu (ví dụ với Ford Explorer)

  • Giá gốc: 48,000 USD
  • +15% chi phí logistics, đại lý: 48,000 × 1.15 = 55,200
  • +10% VAT: 55,200 × 1.10 = 60,720
  • +12% trước bạ: 60,720 × 1.12 = 68,006 USD (khoảng 1.77 tỷ VND)
    → Là mức giá thấp hơn khoảng 25–35% so với giá hiện tại ở VN

 

thuế nhập khẩu hàng hóa từ mỹ

Các dòng xe SUV và Pickup "cơ bắp" của Mỹ sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều trong mắt người tiêu dùng giới trung lưu Việt Nam

 

Tác động của nông sản Mỹ tới các ngành chủ lực của Việt Nam: chế biến và du lịch

Năm ngoái, hơn một phần tư xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam là nông sản, chủ yếu gồm bông, đậu tương và các loại hạt, với tổng trị giá 3,4 tỷ USD (Theo Reuters). Đây là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho ngành chế biến hàng tiêu dùng cao cấp – lĩnh vực có thế mạnh của Việt Nam và nhiều tiềm năng phát triển trong khu vực Đông Nam Á.

Thay đổi thuế không chỉ tác động đến người tiêu dùng Việt, mà còn nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng nước ngoài tại Việt Nam. Các sản phẩm phương Tây quen thuộc như bơ sữa, ngũ cốc, thiết bị gia dụng sẽ phong phú và rẻ hơn. Điều này giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với chuyên gia quốc tế, nhất là khi nhiều tập đoàn đẩy mạnh chiến lược “China +1”.

Quý I/2025, Việt Nam đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế – cao nhất lịch sử, tăng 29,6% so với cùng kỳ 2024 và 134% so với 2019. Khách từ phương Tây tăng mạnh: Nga 110,5%, Pháp 28,3%, Anh 23,5%, Đức 23,3%, Ba Lan 52,9%, Thụy Sĩ 14,1%. Mỹ là thị trường lớn thứ 4 với 259.000 lượt, tiếp tục giữ vai trò then chốt trong nhóm quốc gia phương Tây có mức tăng ổn định. (Theo Báo Tuổi Trẻ)

 

 

Sản phẩm công nghiệp của Mỹ giúp gia tăng năng suất và chất lượng ngành công nghiệp Việt Nam

Tuy nhiên, tác động chiếc lược nhất từ chính sách thuế 0% lại nằm ở lĩnh vực ít được chú ý: công nghiệp và chuỗi cung ứng. Nhờ thiết bị, linh kiện, cảm biến, phần mềm và giải pháp công nghiệp từ Mỹ nhập về với giá tốt, doanh nghiệp Việt có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến với chi phí tối ưu hơn.


Tập đoàn điện lực nhà nước PetroVietnam Power (POW.HM) cho biết đã ký thỏa thuận sơ bộ với GE Vernova (GEV.N) về việc cung cấp thiết bị và dịch vụ của GE cho các nhà máy điện khí (Theo Reuters). Thỏa thuận này sẽ góp phần tăng hiệu suất vận hành, giảm phát thải và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam.

Một yếu tố đáng chú ý khác chính là năng lượng. Khi thuế nhập khẩu LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) từ Mỹ được miễn, Việt Nam có thể nhập khẩu với giá cạnh tranh hơn để sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện, công nghiệp chế biến hoặc hóa dầu.

Chính phủ Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ 5% xuống còn 2% theo Nghị định số 73/2025/NĐ-CP, ban hành ngày 31/3 (Theo Vietnamnet) và hướng tới mức 0% sau thỏa thuận thuế quan mới. Động thái này đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình chuyển dịch từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch của đất nước.

Ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hiệp hội Dầu khí Việt Nam, nhận định: giảm thuế tạo động lực lớn cho chuỗi giá trị LNG – từ PV GAS, PV Power đến doanh nghiệp sử dụng cuối. Không chỉ thúc đẩy chuyển đổi xanh, chi phí năng lượng giảm còn giúp hạ giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh và bù đắp tác động từ thuế bổ sung Mỹ áp lên hàng Việt.

 

 

thuế nhập khẩu từ mỹ

"Đây là một cơ hội tốt hơn bao giờ hết để tái cơ cấu chuỗi cung ứng công nghiệp" - Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch HĐQT DTJ Group, khẳng định

 

 

Nhập khẩu linh kiện điện tử, chất bán dẫn từ Mỹ giúp Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp chiến lược

 

Từ bài phân tích về Chiến lược cạnh tranh Ngành bán dẫn giữa Mỹ và Trung Quốc cho Viện Nghiên cứu Châu Âu Mới (Institute of New Europe) của Lâm Nhã Văn, hiện là Kỹ sư Phó tại Viện Nghiên cứu Thiết bị Đài Loan, thuộc Viện Công nghệ Quốc gia (NARLabs), Đài Loan, DTJ Industrial đã tổng hợp lại dưới dạng bảng để độc giả có thể so sánh chi tiết giữa ngành bán dẫn của hai siêu cường này.

 

So sánh chip và bán dẫn do Mỹ và Trung Quốc sản xuất

 

Tiêu chí

Mỹ

Trung Quốc

Chiến lược chủ đạo

Tập trung vào công nghệ tiên tiến, quy trình hiện đại (như chip AI, HBM, tiến trình 5nm/3nm)

Tập trung vào quy trình trưởng thành (28nm trở lên), mở rộng quy mô, tự chủ công nghệ

Thế mạnh công nghệ

Phần mềm thiết kế EDA (Cadence, Synopsys), thiết bị in thạch bản tiên tiến (nhờ liên minh với ASML), dẫn đầu R&D

Mở rộng năng lực sản xuất nhanh chóng, phát triển hệ sinh thái trong nước, ưu tiên chip cho EV, năng lượng mặt trời

Chính sách chính phủ

Chiến lược “sân nhỏ, hàng rào cao”: kiểm soát xuất khẩu các công nghệ tiên tiến và chip AI

Trợ cấp lớn của nhà nước, hướng đến tự chủ hoàn toàn, phát triển mô hình IDM (tự thiết kế và sản xuất)

Vị thế chuỗi cung ứng

Thống lĩnh chuỗi cung ứng thượng nguồn (thiết kế, công cụ, sở hữu trí tuệ); mạnh về mô hình fabless (thiết kế không xưởng)

Tăng cường vị thế trong khâu trung và hạ nguồn; yếu thế ở phần thượng nguồn và công cụ công nghệ cao

Chiến lược xuất khẩu

Hạn chế bán công nghệ cho các đối thủ (như Trung Quốc, Iran) để bảo vệ an ninh và lợi thế cạnh tranh

Nhắm tới thị trường toàn cầu với chip giá rẻ; nguy cơ dư cung, gây áp lực lên các nhà sản xuất nước ngoài

Ứng dụng quân sự và AI

Tập trung ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận chip phục vụ AI và siêu máy tính

Đầu tư vào phần cứng AI và chip bộ nhớ (HBM2), nhưng vẫn thua kém về hiệu năng so với Mỹ và Hàn Quốc

 

 

  • Mỹ hiện dẫn đầu về thiết kế chip tiên tiến và kiểm soát chuỗi cung ứng công nghệ cao, trong khi Trung Quốc đẩy mạnh phát triển chip theo quy trình trưởng thành, hướng tới tự chủ. Xu hướng này có thể dẫn đến tương lai “một thế giới, hai hệ thống”: Mỹ dẫn đầu chuỗi cung ứng công nghệ cao, Trung Quốc tập trung vào sản phẩm phổ thông, quy trình tiêu chuẩn.

Doanh nghiệp Việt nay có thể đa dạng nguồn cung, giảm rủi ro chuỗi cung ứng và nâng sức cạnh tranh. Tận dung nguồn cung chất bán dẫn từ Trung Quốc và Mỹ sẽ giúp Việt Nam phát triển đa dạng các loại mặt hàng điện tử cho mọi loại phân khúc. 

Tiếp cận công nghệ cao từ Mỹ giúp phát triển sản phẩm giá trị gia tăng cao, thúc đẩy xuất khẩu và nâng vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này không chỉ nâng năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn mở đường cho các ngành chiến lược như quốc phòng, tự động hóa, robotics, AI, dữ liệu lớn… theo Danh mục công nghệ chiến lược ban hành tại Quyết định 1131/QĐ-TTg ngày 12/06/2025. Đây cũng là bước tiến quan trọng theo Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

 

Trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa Mỹ vào các thị trường tiêu thụ lớn ở Châu Á – Thái Bình Dương

Trong một góc nhìn rộng hơn, chính sách thuế 0% này có thể biến Việt Nam thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa quan trọng nhất của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Với hệ thống cảng biển đang được mở rộng, các trung tâm logistics hiện đại dần hình thành tại Hải Phòng, Đà Nẵng và TP.HCM, cùng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ và giá lao động cạnh tranh, Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế để đóng vai trò như một “hậu cứ thương mại” cho Mỹ ở khu vực.

Theo bài nghiên cứu của PGS, TS Eduardo Araral, Jr. - Chính sách công, Đại học Indiana – Bloomington, giao thương hàng hóa giữa ASEAN và Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ, với kim ngạch hai chiều đạt khoảng 555 tỷ USD trong năm 2024, phản ánh sự gắn kết sâu rộng giữa hai bên. Mỹ ngày càng coi ASEAN không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là điểm trung chuyển chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines đang mở rộng nhập khẩu hàng hóa Mỹ — bao gồm nông sản, năng lượng, công nghệ cao và sản phẩm quốc phòng — nhằm củng cố quan hệ kinh tế song phương. Mỹ cũng thúc đẩy đầu tư trực tiếp vào khu vực, đặc biệt trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, y tế và nông nghiệp công nghệ cao. ASEAN vì thế đang trở thành điểm tựa mới cho các doanh nghiệp Mỹ muốn mở rộng hoạt động tại châu Á trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu biến động.

 

nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ

Ông Khánh đánh giá logistics Việt Nam có tiềm năng rất lớn nhờ đường bờ biển dài và vị trí địa chính trị chiến lược. Trong bối cảnh bản đồ thương mại toàn cầu đang tái định hình mạnh mẽ, Việt Nam nổi lên như điểm đến hòa bình, hợp tác cùng có lợi và giàu nội lực. Ông nhấn mạnh: đây là thời cơ vàng để Nhà nước và doanh nghiệp chủ động khai thác, nhằm đạt được lợi ích chiến lược phục vụ phát triển bền vững lâu dài.

 

Trong số các quốc gia ASEAN, Việt Nam nổi bật lên như một cửa ngõ lý tưởng để Mỹ tiếp cận thị trường Đông Nam Á nhờ vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng logistics ngày càng hoàn thiện và nguồn nhân lực kỹ thuật số dồi dào. Việt Nam hiện có hơn 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với tốc độ đào tạo nhanh và chất lượng ngày càng tiệm cận chuẩn quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, logistics và thanh toán số đang tạo nền tảng để Việt Nam trở thành trung tâm phân phối và bán hàng xuyên biên giới cho các thương hiệu Mỹ. Nhiều doanh nghiệp Việt đã và đang cung cấp dịch vụ vận hành thương mại điện tử, tiếp thị kỹ thuật số, chăm sóc khách hàng và xử lý đơn hàng cho đối tác Mỹ, cho thấy năng lực đáp ứng cao về cả kỹ thuật và tốc độ. Với lợi thế này, Việt Nam không chỉ là nơi sản xuất mà đang chuyển mình thành một trung tâm thương mại số khu vực, giúp hàng hóa Mỹ đến gần hơn với người tiêu dùng ASEAN một cách nhanh chóng và hiệu quả.

 

Mời độc giả đón đọc phần cuối cùng của chuỗi bài viết phân tích về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Việt - Mỹ sẽ đi sâu vào khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng công nghiệp Việt Nam, từ hạ tầng, lao động đến công nghệ, trước những biến chuyển mang tính chiến lược này. 

 

 

 

 

Bình luận

Tin tức liên quan

Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat trên Zalo