Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là thành phần kinh tế đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Tuy đóng vai trò không nhỏ, khối doanh nghiệp này dễ gặp tổn thương trước những biến động của thị trường và khó tiếp cận các nguồn lực để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

 

Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, trong đó số doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29,6% và còn lại 68,2% là siêu nhỏ. Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi tạo ra việc làm chủ yếu, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo,... Hàng năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra hơn 1 triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước.

Theo thống kế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 17%, xây dựng 14%, nông nghiệp 14%, các loại hoạt động dịch vụ khác chiếm 55%. Phản ánh của đa số DNNVV cho thấy, khó khăn lớn nhất của họ hiện nay là thiếu vốn kinh doanh và rất khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức do không có các tài sản thế chấp khi vay vốn, không đủ khả năng tham gia sản xuất, kinh doanh ở các ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi tập trung vốn lớn và công nghệ cao.

Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang hoạt động không ngừng gia tăng qua các năm. Trong năm 2022, số DN đang hoạt động đã tăng lên nhờ tăng tốc khởi nghiệp. Năm 2022, số DN đăng ký thành lập mới kỷ lục (148,5 nghìn DN), tăng cao so với những năm trước đó.

Số DN khởi nghiệp tăng đã góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế vượt xa so với mục tiêu đề ra (8,02% so với 6-6,5%) và là tín hiệu khả quan cho việc tăng tốc khởi nghiệp trong các năm tới.

cơ cấu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt NamTỷ trọng doanh nghiệp lớn của Việt Nam chỉ chiếm vỏn vẹn 2% còn lại là toàn bộ doanh nghiệp vừa và nhỏ

 

Thực trạng khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ trước đến nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là thành phần yếu thế trong nền kinh tế về mọi mặt. Trong khoảng thời gian đại dịch Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động do các hạn chế về y tế và cách ly xã hội. Năm đỉnh dịch tức năm 2021, cả nước đã có trên 5 vạn doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh và có đến gần 1.7 vạn doanh nghiệp phải giải thể do mất khả năng kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính. Những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch không những kết thúc mà còn kéo dài dai dẳng trong cả năm 2022 và năm 2023. Dựa theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ trong nửa đầu năm 2023, đã có hơn 100,000 doanh nghiệp đã giải thể và rời thị trường.

Bên cạnh những tác động không mấy tích cực từ kinh tế vĩ mô, khi xét về vi mô, nhiều vấn đề nội tại của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã ngăn cản sự cải thiện về năng lực sản xuất kinh doanh của những thành phần kinh tế trong suốt khoảng thời gian kể từ khi sau Đổi mới.

Trong thời đại số với tốc độ phát triển công nghệ một cách chóng mặt, các doanh nghiệp và tập đoàn lớn nhất trên thế giới đều là những tổ chức có thể áp dụng, nghiên cứu và phát triển các công nghệ kỹ thuật số cốt lõi. Tuy là một quốc gia với nguồn nhân lực được đào tạo tốt, bằng cấp cao nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn đang chỉ tham gia vào những tầng thấp của chuỗi giá trị toàn cầu. Thực trạng cho thấy, đa phần các thành quả kinh tế đến rất nhiều từ khối doanh nghiệp FDI.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hoạt động nhỏ lẻ, thiếu liên kết cộng đồng và hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức sự nghiệp. Do đó, điều có thể thấy dễ hiểu là các doanh nghiệp của chúng ta vẫn còn đang giữ những suy nghĩ hoạt động ngắn hạn. Như câu ngạn ngữ nổi tiếng của phương Tây : Thành Rô-ma không thể xây dựng được trong một ngày, để Việt Nam có thể có những doanh nghiệp với sản phẩm dịch vụ mang chất lượng toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một chiến lược hoạt động và tầm nhìn dài hạn, tập trung sâu vào cốt lõi và nội tại doanh nghiệp.

 

Cơ hội lớn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Năm 2023 là một năm khó khăn cho toàn bộ các doanh nghiệp, không kể quy mô. Từ những doanh nghiệp siêu nhỏ với quy mô hoạt động chỉ dừng lại ở phạm vi huyện, xã đến những tập đoàn đầu ngành lớn, tất cả đều đang phải hứng chịu những hậu quả từ đại dịch Covid-19.

Mặc dù vậy, trong nguy luôn có cơ. Năm 2023 cũng có thể coi là một năm đặc biệt ý nghĩa với Việt Nam. Sau thành công của chiến dịch chống chọi đại dịch Covid, Việt Nam đang ngày càng có tiếng nói hơn trên trường quốc tế. Nhiều cường quốc trên thế giới cũng đã công nhận Việt Nam là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Năm 2023 cũng là năm thế giới chứng kiến những tác hại mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Báo cáo cho thấy năm 2023 là năm nóng nhất trong lịch sử và ngày càng nhiều vụ cháy rừng đang được chứng kiến ở khắp nơi. Để toàn cầu có thể chống chọi với những rủi ro này đòi hỏi một cuộc cách mạng, chuyển dịch từ nền công nghiệp truyền thống sang nền công nghiệp – kinh tế xanh.

 

Việt Nam cơ hội 2023

Việt Nam đang đứng trước cơ hội, tiềm lực và tiền đồ chưa từng có để phát triển kinh tế

 

Việt Nam với vị thế là một trong những cứ điểm sản xuất của thế giới đang đứng trước cơ hội gia nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu lớn chưa từng có. Trong bức tranh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là động lực lớn nhất của quốc gia. Nếu lỡ cơ hội lần này, liệu sẽ còn cơ hội nào khác cho chúng ta hay không?

 

Bình luận

Tin tức liên quan

Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat trên Zalo