Chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Khánh – Chủ tịch DTJ Group, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam
Với kinh nghiệm nhiều năm quan sát, phân tích các xu hướng kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, ông Khánh không chỉ nhìn nhận việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh dưới góc độ cơ cấu nhà nước, mà còn đánh giá sâu sắc những tác động dài hạn đến thị trường, doanh nghiệp, người dân và sự vận hành của nền kinh tế địa phương.
Theo ông Khánh, để một cuộc cải cách lớn như tái cấu trúc hành chính phát huy hiệu quả, điều quan trọng nhất không nằm ở mô hình tách hay nhập, mà ở tư duy thiết kế và năng lực thực thi. Ông nhấn mạnh ba yếu tố quyết định:
“Cải cách, nếu thiếu sự đồng thuận xã hội và thiếu năng lực điều hành, dễ rơi vào trạng thái ‘cải tổ hình thức’ nhưng hiệu quả thấp. Cần coi con người là trung tâm, chứ không phải ranh giới địa lý là trung tâm.”
“Tôi từng sống và làm việc trong giai đoạn Đổi Mới sau 1986 – một cuộc cách mạng không chỉ kinh tế, mà là chuyển hóa sâu sắc trong tư duy, thói quen, văn hóa sống và làm việc của người Việt.”
Sự chuyển đổi từ cơ chế “nhà nước lo hết” sang “tự thân vận động” khiến xã hội ban đầu hoang mang, lo sợ. Nhiều cán bộ mất việc, nông dân mất kênh thu mua. Dù vậy, cũng chính trong giai đoạn ấy, những người dám nghĩ, dám làm đã trở thành lớp doanh nhân tiên phong – đặt nền móng cho kinh tế tư nhân phát triển.
Ông Khánh dẫn lại ví dụ điển hình từ thực tế Bắc Ninh – Bắc Giang:
“Tách Bắc Ninh khỏi Hà Bắc giúp giải phóng nguồn lực, phát triển công nghiệp, làng nghề, bản sắc văn hóa. Trong khi đó, Bắc Giang cũng phải chuyển mình để không tụt lại. Cạnh tranh tạo ra động lực phát triển.” Ngược lại, nếu nhập tỉnh mà không đi kèm cơ chế phân quyền hợp lý, nguy cơ mất đi quyền tự chủ của địa phương là rất lớn – kéo theo sự thụ động trong điều hành và phân bổ nguồn lực.
“Không làm ồ ạt, Trung Quốc bắt đầu từ những vùng kinh tế đặc biệt như Thâm Quyến. Cách tiếp cận ‘cải cách thí điểm’ này mang lại hiệu quả rõ rệt: GDP tăng trung bình 9,5% suốt ba thập kỷ.”
“Sau khủng hoảng 1997, Hàn Quốc tái cấu trúc mạnh các DNNN, nhưng đồng thời cải cách quản trị để tránh bảo hộ thái quá. Tập đoàn như Samsung thành công không chỉ nhờ quy mô mà còn do hiệu quả vận hành minh bạch.”
“Singapore là bài học điển hình về xây dựng thể chế kỷ luật. Lương cao, trách nhiệm rõ, chống tham nhũng triệt để, tinh gọn thủ tục. Điều nhà đầu tư tin cậy không chỉ là thị trường, mà là bộ máy hành chính.”
“Nhật đầu tư hạ tầng từ rất sớm – thứ không dễ thấy ngay, nhưng tạo nền tảng bền vững. Muốn vùng vươn lên, hạ tầng phải đi trước một bước.”
“Không chạy theo số lượng, Ireland ưu đãi FDI có chọn lọc – bắt buộc chuyển giao công nghệ, tạo việc làm. Nhờ đó, thu nhập bình quân tăng vọt từ 10.000 USD lên 85.000 USD chỉ sau 30 năm.”
Từ những quan sát đó, ông Khánh cho rằng các cuộc cải cách hiệu quả đều có điểm chung:
“Cơ chế là cái khung, nhưng con người mới là cốt lõi. Dù lựa chọn cải cách theo hướng nào – giữ nguyên, tách nhỏ hay sáp nhập – thì điều quan trọng nhất là tạo ra môi trường cho mỗi người được phát huy năng lực, có cơ hội thể hiện và đóng góp. Không có thay đổi nào là dễ dàng. Nhưng nếu không thay đổi, chúng ta sẽ không có tương lai.”
DTJ Industrial, với vai trò là đơn vị xúc tiến đầu tư bất động sản công nghiệp hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng, cam kết đồng hành cùng các nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong hành trình thích ứng, chuyển đổi và phát triển bền vững. Đây không chỉ là trách nhiệm, mà còn là sứ mệnh của chúng tôi – Góp phần kiến tạo một môi trường đầu tư minh bạch, hiệu quả, nâng tầm vị thế công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới.
Bình luận
Tin mới
Xem thêmNhiều người đọc
Xem thêmTin tức liên quan