Canada ở đâu và tại sao Canada sẽ trở thành một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho Việt Nam

 

Canada hay còn gọi là Xứ sở Lá phong, nổi tiếng với văn hóa đa sắc tộc, con người hiền hòa với thiên nhiên trù phú

Canada – Xứ sở Lá phong ở vùng cực Bắc bán cầu

Canada là một trong những quốc gia thịnh vượng với thu nhập bình quân đầu người là 43,242 USD/người vào năm 2020. Tính đến năm 2022, Canada có nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới theo GDP danh nghĩa khoảng 2.221 nghìn tỷ đô la Mỹ. Canada là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và thuộc nhóm bảy quốc gia có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) bao gồm các nước: Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Canada.

Nền kinh tế của Canada phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế với xuất – nhập khẩu hàng hóa và ngành dịch vụ chiếm khoảng một phần ba GDP. Trong số các nước đang phát triển, có những ngành quan trọng bất thường trong đó ngành lâm nghiệp và dầu khí là những thành phần nổi bật nhất. Ba đối tác thương mại lớn nhất của nước này là Mỹ, Trung Quốc và Anh.

Các ngành công nghiệp trọng điểm tại Canada bao gồm ngành dịch vụ, ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp năng lượng, ngành sản xuất chế biến chế tạo và các ngành liên quan tới công nghệ mới, công nghệ cao. Với dân số hơn 40 triệu người, trải dài hai bờ Đông – Tây, tuy mật độ dân cư phân tán, ở đất nước này vẫn có các trung tâm kinh tế - tài chính – dịch vụ nổi tiếng thế giới như thành phố Toronto (thuộc bang Ontario) hay thành phố Vancouver (thuộc bang British Columbia).

Là một thành viên của khối Thịnh vượng chung (The Commonwealth) của Vương Quốc Anh, tham gia vào các liên minh với Mỹ và các nước phương Tây trong các cuộc chiến với Đế Quốc và Phát-xít Đức trong thế kỷ 20, Canada tuy không được nhắc tên nhiều, nhưng đất nước này là một trong những nước đặc biệt phát triển các ngành công nghiệp chế tạo cơ khí. Trên thực tế, một phần lớn sản lượng số xe ô tô được tiêu thụ tại Bắc Mỹ được sản xuất tại bang Ontario của nước này. Thêm nữa, rất nhiều khí tài quân sự cho Quân đội phe Liên Minh sử dụng trong Thế chiến 2 được cung cấp bởi nền công nghiệp chế biến chế tạo của Canada.

Thị trường xuất khẩu mới nổi cho các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam

Xuất khẩu sang Canada liên tục tăng trong thập kỷ vừa qua – Nguồn: Trademap ITC, 2021

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương – Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP

CPTPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới gồm 11 nước thành viên, trong đó có Việt Nam và Canada. Đây cũng là FTA đầu tiên Việt Nam có với thị trường thuộc khu vực châu Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng về thương mại.

Kể từ đó, hoạt động thương mại song phương giữa Việt Nam và Canada đã có nhiều phát triển. Kim ngạch thương mại hàng hóa song phương giữa hai nước đạt mức kỷ lục gần 9 tỷ USD trong năm 2020.

Năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này hơn 6,3 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm 2021, là mức tăng trưởng cao năm thứ 4 liên tiếp kể từ khi CPTPP thực thi. Quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang Canada chiếm tỷ trọng khá trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước: năm 2021 chiếm 1,3%; 8 tháng năm 2022 chiếm 1,8% - cao thứ 10 trong tổng số 80 thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.

Xuất khẩu sang Canada có nhiều mặt hàng. Trong 26 mặt hàng chủ yếu, có 10 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, với xuất khẩu lớn nhất là hàng dệt may; điện thoại và linh kiện; giày dép; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị; thủy sản; phương tiện vận tải. Trong 26 mặt hàng chủ yếu này, có 19 mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 5 mặt hàng có mức tăng lớn (trên 100 triệu USD). Đó là thủy sản; dệt may; giày dép; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện.

Dệt may

Năm 2022, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang Canada vượt 1,3 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm trước và là mặt hàng có giá trị xuất khẩu dẫn đầu sang Canada.

Theo Tổng cục Hải quan, hàng dệt may là mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Canada. Trong tháng 12/2022 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 83,5 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lên 1,3 tỷ USD, tăng 40,3% và chiếm 20,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này.

Tiếp đến là giày dép các loại đạt 47,5 triệu USD, nâng tổng năm 2022 đạt 604,6 triệu USD, tăng 64,3%. Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 39,8 triệu USD, giảm 11,4%, nâng tổng kim ngạch đạt 521,3 triệu USD, tăng 27,7%.

Một số nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá sang thị trường Canada trong năm 2022: Hàng thủy sản tăng 39,3%; túi xách vali, mũ và ô dù tăng 115,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 224,5%, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép tăng 28,3%, kim loại thường và sản phẩm khác tăng 24%, máy móc thiết bị tăng 19%.

Riêng ngành dệt may, Canada đã xóa bỏ phần lớn thuế quan cho Việt Nam ngay khi hiệp định CPTPP có hiệu lực và sẽ chính thức xóa bỏ 100% vào năm thứ 4, tức đúng năm 2023.

Đồ gỗ

Những đối xử đặc biệt của Hiệp định CPTPP đối với các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ... sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nâng cao tính cạnh tranh, tiếp cận tốt hơn với thị trường Canada...

Với việc xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế ngay khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, Canada được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong đó có gỗ và sản phẩm gỗ.

Canada là quốc gia có ngành công nghiệp gỗ rất mạnh với sản lượng lên tới 600 triệu m3/năm. Quốc gia này cũng là một trong 10 nhà sản xuất đồ nội thất hàng thế giới. Tuy vậy, nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh ngành công nghiệp nội thất trong nước không thể cạnh tranh được với các thị trường nước ngoài có lợi thế chi phí rẻ hơn, trong đó có Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2020 đạt gần 219,8 triệu USD, tăng 14,4% so với năm 2019.

Trong 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Canada đạt 169,3 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính với tỷ trọng chiếm 90% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng khác như gỗ, ván và ván sàn; đồ gỗ mỹ nghệ; khung gương cũng tăng trưởng mạnh.

Thủy hải sản

Trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này đã tăng mạnh (56,5%) so với cùng kỳ năm 2021, trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ ba vào Canada. Hiện nay, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng trên 160 triệu USD các mặt hàng thuỷ sản sang địa bàn. Thuỷ sản là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam sang Canada. Dự kiến năm nay, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang địa bàn lần đầu tiên sẽ vượt mốc 200 triệu USD.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Canada là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của tôm Việt Nam trong khối CPTPP, chiếm 22% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam vào khối thị trường này.

Sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ năm 2019, xuất khẩu tôm Việt sang Canada liên tục tăng. Theo đó, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Canada đạt 187 triệu USD, tăng 23% so với năm 2019; năm 2021 tăng 18% so với năm 2019, đạt 180 triệu USD. Tính tới nửa đầu tháng 5 năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này cũng ghi nhận mức tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 100 triệu USD.

Hiện có khoảng 80 doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Canada trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều nhất như Công ty Minh Phu Seafood Corp , Minh Phu-Hau Giang, Stapimex, Vina Cleanfood, Cuu Long Seapro…

Những năm gần đây, Canada tiêu thụ khá nhiều tôm nước ấm của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm. Đây có thể được coi là yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada.

Ngoài ra, trong Hiệp định CPTPP, mặt hàng thủy sản được xóa bỏ thuế ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Bên cạnh đó, gần 90% dân số Canada ăn thủy sản, trong đó cá hồi và tôm là hai sản phẩm hải sản tiêu thụ nhiều nhất ở Canada, và cũng nằm trong nhóm sản phẩm thủy sản nhập khẩu nhiều nhất của nước này. Trong khi đó, Việt Nam có thế mạnh sản xuất thủy sản với nhiều mặt hàng đa dạng. Đây chính là cơ hội để tôm Việt Nam mở rộng thêm thị phần tại Canada.

Lao động

Trong các năm trở lại đây, Canada đang mở cửa đón nhận hàng ngàn lao động nước ngoài có tay nghề đến đây sinh sống và làm việc theo các chương trình xuất khẩu lao động hợp pháp của chính phủ để người lao động có thể tham gia.

Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu lao động của người Việt ngày càng cao, bên cạnh các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… người Việt đang có xu hướng dịch chuyển đi xuất khẩu lao động qua các nước Châu Âu như Canada, Úc…Vì chính sách ưu đãi hấp dẫn, thu nhập cao với nhiều ngành nghề cần tuyển dụng gấp như nông nghiệp, cơ khí, thực phẩm, kỹ sư chuyên ngành, xây dựng, điện tử, hàn,… Với nền dân số già đi, các công việc sử dụng lao động nhiều không còn hấp dẫn với giới trẻ Canada. Do đó, nguồn lao động nhập cư sung sức sẽ giải quyết được vấn đề này, và thêm vào đó, cũng tăng cường và làm phong phú thêm nền văn hóa đa sắc tộc của Quốc gia xứ sở lá phong này.

Dư địa

Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết trong bối cảnh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, Canada vẫn có nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung để tránh đứt gãy, đồng thời doanh nghiệp Canada và cơ quan chính sách Canada ngày càng quan tâm đến nguồn cung từ thị trường Việt Nam

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada – cho biết, trong bối cảnh thị trường thế giới tương đối ảm đạm, Canada vẫn là điểm sáng nhờ triển vọng thị trường khá khả quan. Canada là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khối G7, duy trì được tăng trưởng việc làm, khống chế được lạm phát, nhờ đó nhu cầu nhập khẩu của địa bàn vẫn được duy trì ở mức cao. Theo số liệu sở tại, xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn vẫn tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong ASEAN sang địa bàn. Nhóm 10 mặt hàng chủ chốt của Việt Nam sang Canada vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao, trừ mặt hàng thuỷ sản giảm 26%. Da giày ghi nhận tốc độ tăng trưởng tới 122% so với cùng kỳ năm 2022. Các mặt hàng nông sản cũng có tốc độ tăng trưởng tốt, ở cả nhóm rau củ quả, gia vị và gạo. Gỗ nội thất cũng có xu hướng phục hồi so với 2022.

Hiệp định CPTPP hiện là FTA duy nhất mà Việt Nam có với Canada, do đó, Hiệp định được kỳ vọng rất nhiều trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canada tại Đông Nam Á, nhưng hàng Việt mới chiếm 1,7% tổng giá trị nhập khẩu của Canada, nên dư địa tăng xuất khẩu với nhiều nhóm hàng hóa sang thị trường này còn rất lớn.

Việt Nam và Canada tiến tới trở thành bạn hàng thân thiết và mối quan hệ đồng minh hợp tác toàn diện

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức

Theo số liệu nước sở tại, trong năm 2022, khoảng 81% hàng hoá xuất khẩu Việt Nam sang Canada vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan MFN và khoảng dưới 1% vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan GPT; chỉ có 18% sử dụng ưu đãi thuế quan CPTPP.

Lý do là hoặc các doanh nghiệp của Việt Nam chưa quan tâm đến việc sử dụng ưu đãi thuế quan CPTPP; hoặc do các sản phẩm của chúng ta chưa đủ điều kiện về xuất xứ/hàm lượng khu vực (thường là đối với sản phẩm dệt may vì CPTPP yêu cầu xuất xứ từ sợi trở đi).

Ngoài ra, trong nhiều lĩnh vực mặt hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu vẫn chưa biết cách tận dụng và khai thác nguyên tắc xuất xứ cộng gộp trong sản xuất, trong chiến lược mua nguyên liệu đầu vào để đảm bảo hàm lượng CPTPP trong xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan. "Đây có thể nói là hạn chế đáng tiếc nhất, cản trở tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này", Thương vụ Việt Nam tại Canada nhận định. Chủ doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ lưỡng Sổ tay Doanh nghiệp để tận dụng CPTPP một cách tốt hơn qua File PDF từ Trung tâm WTO bên dưới:

XEM LINK FILE PDF: Sổ tay Doanh nghiệp: Tận dụng CPTPP để xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam & Canada

 Nguồn: Tin nhanh Chứng khoán, VnExpress, Trang TTĐT Logistics Việt Nam, Tuổi Trẻ, Báo Đầu tư, Trung tâm WTO

 

 

Bình luận

Tin tức liên quan

Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat trên Zalo