Công nghiệp và Xây dựng – Hai nhân tố tiên phong đồng hành trong cách mạng chuyển đổi xanh của nền kinh tế Việt Nam

Tầm nhìn Việt Nam xanh, sạch, đẹp

Việt Nam có "rừng vàng biển bạc", con người thân thiện, địa hình phong phú, ẩm thực đa dạng, văn hóa giàu bản sắc, tinh thần kiên cường đầu tranh vì hòa bình,… có toàn bộ các yếu tố đó nhưng Việt Nam vẫn chưa trở thành một đất nước phát triển đúng tầm với tất cả những lợi thế đó.

Trong khoảng thời gian gần đây, việc thành công chống chọi với dịch COVID-19 của Việt Nam đã cho bè bạn quốc tế và các lãnh đạo đừng đầu hành tinh thấy tinh thần Việt Nam như thế nào. Ngày càng nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn trên thế giới đã coi Việt Nam là một cứ điểm trong chuỗi cung ứng toàn cầu bởi vì vô số những yếu tố thuận lợi. Những nguồn vốn mới này đã và đang trở thành động lực để Việt Nam chuyển mình, trở thành một nền kinh tế phát triển toàn cầu.

Khi nhìn vào các đất nước phát triển công nghiệp trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canada hay các nước thuộc Liên minh Châu Âu, chúng ta có thể thấy họ đã làm rất tốt việc bảo vệ môi trường. Tuy họ là những đất nước đi đầu trong phát triển công nghiệp nhưng môi trường của họ được quản lý nghiêm ngặt. Trên các đường phố, hệ thống thủy lợi, các điểm du lịch sinh thái của họ đều có thể thấy công việc quản lý môi trường được thực hiện rất quy củ. Ngược lại, tại Việt Nam, việc phát triển kinh tế ồ ạt trong những thập kỷ vừa rồi đã để lại nhiều hậu quả rõ rệt về môi trường, không thể chối cãi.

Mặc dù vậy, Việt Nam là đất nước đi sau. Từ năm 1989 khi quân đội Trung Quốc rút khỏi mặt trận biên giới phía Bắc, Việt Nam mới chính thức được hòa bình đúng nghĩa. Bước vào giai đoạn 30 năm phát triển trong hòa bình từ 1989 đến 2019, Việt Nam đã cho thế giới thấy nội lực phát triển phi thường khi liên tục có những chỉ số kinh tế đáng khâm phục. Với lợi thế đi sau của đất nước và xu hướng chuyển dịch xanh cấp thiết trong thời kỳ mới, khi cân nhắc các yếu tố thuận lợi của Việt Nam trên trường chính trị và kinh tế thế giới, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng Việt Nam có thể đạt được tầm nhìn “xanh – sạch – đẹp” mang lại hạnh phúc, ấm no cho người dân, trở thành hình mẫu phát triển của thế giới giữa vô vàn bất ổn, trở thành một nước mạnh đúng nghĩa.

>>Theo dõi chuyên đề về phát triển xanh tại Việt Nam do Tạp chí The Leader biên tập

Công nghiệp – Nhân tố hàng đầu trong chuyển dịch xanh

Mọi thứ mà chúng ta sử dụng hàng ngày, từ chiếc máy tính, điện thoại thông minh, điều hòa nhiệt độ hay chiếc ô tô, xe máy chúng ta sử dụng để di chuyển, tới những công trình hạ tầng viễn thông, điện nước, tất cả đều là những sản phẩm của nền công nghiệp. Trong suốt quá trình phát triển của Việt Nam trong thời kỳ cuối thế kỷ 20 cho tới nay, rất nhiều thành tựu của đất nước tới từ những thành quả trong sản xuất công nghiệp. Dẫn chứng cụ thể, Việt Nam đã nằm trong top 30 nước xuất khẩu lớn toàn cầu, và đến 86% tổng kim ngạch là tới từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Với việc sản xuất công nghiệp song hành với phát triển kinh tế vĩ mô, việc chú trọng vào nền công nghiệp để sức cạnh tranh với khu vực cũng như toàn cầu được bảo toàn là điều cần thiết, nhất là trong thời điểm suy thoái kinh tế bây giờ. Với xu hướng tiêu dùng thay đổi, nền xuất khẩu Việt Nam để tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới bắt buộc phải đáp ứng được với những tiêu chuẩn mới này.

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp xanh. Một mặt, phát triển công nghiệp xanh là một trong những trụ cột phát triển kinh tế giai đoạn từ bây giờ đến 2045 khi Thủ tường Chính phủ đã cam kết một loạt những kết quả phát triển kinh tế xanh tại các hội nghị COP của Liên Hiệp Quốc về phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và đối phó biến đổi khí hậu. Lợi thế đi sau, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa, cơ hội để chuyển dịch. Thêm vào đó, với việc đất nước trở thành địa chỉ đỏ của dòng vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam có đủ các nguồn lực để tăng tốc trong quá trình chuyển đổi công nghiệp xanh.

Các mặt hàng, sản phẩm công nghiệp mà Việt Nam có thể nghiên cứu phát triển trong thời kỳ mới là các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho ngành năng lượng tái tạo như sản xuất hệ thống tua-bin gió, pin năng lượng mặt trời, các phương tiện di chuyển không phát thải khí CO2 khi vận hành như ô tô – xe máy điện, các phương tiện di chuyển công cộng như xe buýt hay tàu điện, các mặt hàng may mặc, da giày với quy trình không ô nhiễm và có thể tái chế, các vật liệu xây dựng mới sử dụng năng lượng hiệu quả hay được sản xuất từ nguồn chất thải rắn, các loại máy móc, thiết bị, dây chuyển sử dụng ít năng lượng, tạo năng suất cao hơn, các mặt hàng tiêu dùng thân thiện với môi trường như ống hút tre, bao bì hữu cơ, các cấu kiện, thiết bị hạ tầng phục vụ kinh tế xanh, các máy móc, phương tiện cơ giới cho công việc xử lý ô nhiễm môi trường, vv.

Công nghiệp xanh dần dần sẽ là xu hướng bắt buộc

Xây dựng – Hướng tới các công trình xanh

Song hành cùng công nghiệp, xây dựng cũng là nhân tố quan trọng trong bức tranh tương lai “xanh – sạch – đẹp” của Việt Nam. Là một ngành trọng yếu của đất nước, nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế, ngành xây dựng luôn luôn là một thành phần quan trọng trong động lực phát triển, nhất là những vùng rìa ngoại ô hay xa xôi hẻo lánh. Trong mọi báo cáo kinh tế của Việt Nam, xây dựng luôn đi cùng công nghiệp. Thực hiện tầm nhìn chuyển đổi xanh, ngành xây dựng cần hướng tới phát triển những công trình xanh.

Một công trình xanh cần đáp ứng một số tiêu chí cơ bản như: Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác; Tìm kiếm và sử dụng các năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió; Có các giải pháp giảm thiểu tối đa ô nhiễm, phế thải; đồng thời có các biện pháp tái chế, tái sử dụng hợp lý; Các vật liệu sử dụng cho công trình phải là các vật liệu không độc hại và bền vững; Môi trường bên trong của công trình phải có chất lượng không khí đảm bảo; Trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành cần phải tính đến các yếu tố môi trường và tính đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng cư dân và cán bộ nhân viên; và thiết kế đảm bảo phù hợp với sự biến đổi của môi trường.

Hiện nay tại Việt Nam đang áp dụng chủ yếu 4 tiêu chuẩn công trình xanh, và công trình công nghiệp muốn áp dụng các tiêu chuẩn công trình xanh thì cũng áp dụng theo các tiêu chuẩn đó, bao gồm LEED (Hội đồng công trình xanh Mỹ), LOTUS (Hội đồng công trình xanh Việt  Nam),  EDGE (IFC Tổng công ty  tài chính quốc tế - một thành  viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới), BCA - GREEN MARK (Hội đồng công trình  xanh Singapore).  Số liệu thống kê cho thấy, các công trình công nghiệp tại Việt Nam sử dụng chứng chỉ công trình xanh chủ yếu là chứng chỉ LEED và LOTUS. Các công trình công nghiệp xanh tại Việt Nam có thể điểm tên như Nhà máy Cogate Pamolive – Nhà máy đầu tiên đạt chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam (LEED Bạc, 2010), Trung tâm kho vận YCH –Protrade Distripark – công trình công nghiệp thứ 2 đạt chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam (LEED Bạc, 2011), Nhà máy may Deutsche Bekleidungswerke ( LOTUS Bạch kim), Nhà máy kết cấu thép ATAD (LEED Vàng) và mới đây nhất là Nhà máy đồ chơi LEGO tại Bình Dương (LEED Vàng).

Nhà máy Jakob nằm cách TP HCM 50km được các tạp chí kiến trúc quốc tế ngợi khen

Lời kết

Phát triển công nghiệp – xây dựng xanh đã không còn là một khái niệm xa vời, mà đây là một chủ đề truyền thông cũng như cộng đồng doanh nghiệp nói nhiều tới trong khoảng thời gian những năm gần đây. Với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, yêu cầu cấp thiết phải chuyển đổi xanh để đối chọi lại với những vấn đề về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, hai ngành công nghiệp và xây dựng sẽ mang trên vai trọng trách quan trọng, gồng gành nền kinh tế công nghiệp nước nhà chưa hiện đại đi tới tầm nhìn Việt Nam hiện đại hóa, công nghiệp hóa nhưng vẫn “xanh-sạch-đẹp”. DTJ Industrial tự hào đứng trong hàng ngũ những đơn vị trong ngành công nghiệp – xây dựng tiên phong trong cách mạng công nghiệp xanh. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư, xây dựng công trình để có thể giúp cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước và nước ngoài thiết lập một chuỗi cung ứng xanh đúng nghĩa tại Việt Nam. Vui lòng liên hệ hotline 098 290 2468 | 098 956 0039 để được hỗ trợ.

Nguồn: Đại học Xây dựng Hà Nội, Công ty luật ACC Group, Viglacera Việt Nam

Bình luận

Tin tức liên quan

Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat trên Zalo